Cotton poly và những chiếc đầm không phom dáng phá vỡ giới hạn của thời trang
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, Công ty Sông Đà Nhật Nam và Công ty Sông Đà Invest.Trước đó, tháng 12.2024, Công an TP.Hà Nội đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố bà Vũ Thị Thúy (41 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cùng vụ án còn có 5 người khác, gồm Trần Thiện Tâm (Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Công ty bất động sản Nhật Nam tại TP.HCM), Trịnh Văn Tôn (Phó tổng giám đốc), Phạm Văn Tuyên (Trưởng ban chiến lược); Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Công Sơn (thành viên Ban chiến lược).Theo cáo buộc, bà Vũ Thị Thúy từng có 1 tiền án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tháng 7.2019, bà này thành lập Công ty bất động sản Nhật Nam vốn điều lệ 50 tỉ đồng, sau đó "tăng khống vốn điều lệ" lên 200 tỉ đồng.Nữ bị can lợi dụng doanh nghiệp để thu hút vốn từ các nhà đầu tư, bằng cách đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn…, cam kết phân chia lợi nhuận theo ngày với mức 7 - 8% mỗi tháng, lợi nhuận thu về sau 2 năm là 168 - 192% giá trị hợp đồng.Để phục vụ cho kế hoạch huy động vốn, bà Thúy thành lập ban cố vấn và thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Những người này sẽ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản thân trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo cho Công ty bất động sản Nhật Nam.Thành viên ban cố vấn còn phải chia sẻ bản thân cũng đang đầu tư tiền vào công ty và được phân chia lợi nhuận đầy đủ; đồng thời phải giới thiệu rằng doanh nghiệp đầu tư bất động sản khắp cả nước, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả…Bà Thúy cũng thành lập ban lãnh đạo công ty và ban chiến lược, trả lương từ 50 - 200 triệu đồng mỗi tháng. Các thành viên có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động huy động vốn, quản lý các đội nhóm kinh doanh cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.Thực tế cho thấy, Công ty bất động sản Nhật Nam đầu tư mua các bất động sản để bán nhưng không có lãi, hoạt động nhà hàng, khách sạn đều thua lỗ, dẫn đến đóng cửa.Vẫn theo kết luận điều tra, Công ty bất động sản Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn, chính sách chi trả hoa hồng...Bị can Vũ Thị Thúy còn chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào doanh nghiệp. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống.Điển hình như một sự kiện tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty bất động sản Nhật Nam đã mời hơn 5.000 người tham dự, quảng bá doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhà đầu tư yên tâm khi góp vốn.Với các thủ đoạn nêu trên, từ năm 2019 - 2022, Vũ Thị Thúy bị cáo buộc đã lừa đảo hơn 24.000 trường hợp, khiến họ nộp hơn 8.874 tỉ đồng vào Công ty bất động sản Nhật Nam.Khoảng tháng 8.2022, nhiều cơ quan báo chí đưa tin hoạt động huy động vốn của Công ty bất động sản Nhật Nam có dấu hiệu lừa đảo. Hàng trăm người nộp đơn tố cáo bị can.Tuy nhiên, bà Thúy không dừng lại mà tiếp tục hoạt động lừa đảo thông qua các công ty Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam.Thông qua cả 3 công ty, nữ bị can cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo gần 26.000 người tổng số tiền hơn 9.113 tỉ đồng. Trong đó, hơn 4.297 tỉ đồng "lấy của người sau trả cho người trước", đến nay còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỉ đồng.Với số tiền trên, bà Thúy khai dùng chi thưởng thêm cho nhà đầu tư hơn 137 tỉ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỉ đồng; chi hoạt động kinh doanh hơn 567 tỉ đồng; mua bất động sản trên cả nước hết 188 tỉ đồng…Số tiền còn lại hơn 986 tỉ đồng, bà Thúy khai sử dụng mục đích cá nhân, đến nay không giải trình được cụ thể.Đà Nẵng ra quân Tháng Thanh niên ‘vì cuộc sống cộng đồng’
Chị Ngọc cho biết vì lượng khách đông nên mỗi ngày chuẩn bị khoảng 30 kg chè mới đủ bán và luôn hết hàng. Những dịp lễ tết, lượng khách đến chợ đêm đông đúc, lúc nào chị cũng làm món không kịp nghỉ tay.
Giá xăng dầu hôm nay 25.3.2024: Tăng nhẹ
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.
Theo bà Thủy, đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm đã và đang được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện theo kế hoạch.
Cưng xỉu với 'đám cưới online'
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.